Chuyển tới nội dung
Giải pháp chuyên ngành

Bia – Rượu – Nước giải khát

Bia – Rượu – Nước giải khát

Giải pháp Quản trị doanh nghiệp ngành Bia – Rượu – Nước giải khát

Những năm vừa qua, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được xem là một ngành đầy tiềm năng. Thuộc nhóm ngành hấp dẫn với điều kiện phát triển tốt nhưng doanh nghiệp ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề trong việc quản trị mà một trong số đó phải kể đến bài toán quản lý Vỏ chai két.

Những năm vừa qua, Thực phẩm đồ uống luôn là ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ, là một trong những ngành hấp dẫn nhất tại thị trường Việt Nam. Tính đến năm 2020, ngành Thực phẩm đồ uống có tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) đạt 68,9%, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng doanh thu so với các ngành khác (theo bảng xếp hạng FAST500 được công bố ngày 20/05/2020 của Vietnam Report).

Là một nhánh của ngành Thực phẩm đồ uống, Bia – Rượu – Nước giải khát cũng được xem là một ngành đầy tiềm năng. Với hơn 97 triệu dân (trong đó 69,3% trong độ tuổi từ 15-64 tuổi), Việt Nam là quốc gia có mức tiêu thụ và giá trị sản xuất ngành đồ uống liên tục tăng cao trong những năm gần đây, tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 và triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020. Dân số trẻ, mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, cùng với đó, sự phong phú và dồi dào các sản phẩm nông nghiệp – nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động sản xuất… cũng đang là những lợi thế để các doanh nghiệp ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển mạnh mẽ.

 

(Nguồn: Internet)

Thuộc nhóm ngành hấp dẫn với điều kiện phát triển tốt nhưng doanh nghiệp ngành Bia – Rượu – Nước giải khát cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề trong việc quản trị như các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các vấn đề mang tính chất đặc thù ngành. Một trong các vấn đề phải kể đến chính là bài toán quản lý Vỏ chai két.

Ngành Thực phẩm đồ uống nói chung trên thị trường, sản phẩm thường được bao gói bởi bao bì sử dụng một lần, tuy nhiên, với riêng ngành Bia – Rượu – Nước giải khát (đặc biệt Bia, Rượu, Nước đóng chai,…), sản phẩm cung ứng ra thị trường được bao gói trong chai thủy tinh, khách hàng mua sản phẩm là mua phần chất lỏng bên trong, giá sản phẩm cũng tính cho phần “ruột” (không bao gồm bao bì). Chính vì vậy, phần bao bì bên ngoài (Vỏ chai két) chính là tài sản của doanh nghiệp. Việc quản lý/ thu hồi/ tái sử dụng bao bì (Vỏ chai két), phân bổ giá trị phần bao bì này vào giá thành sản xuất, … cũng là một vấn đề không hề nhỏ. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp nhằm giải quyết bài toán quản lý bao bì nói riêng và bài toán quản trị tổng thể nói chung.

Hai vấn đề lớn đặt ra cho phần mềm quản trị tổng thể (phần mềm ERP) khi ứng dụng cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát:

  1. Bài toán quản lý bao bì (Vỏ chai két)
  2. Các chức năng của phần mềm có thể hỗ trợ quản trị tổng thể doanh nghiệp và tạo kết nối giữa các bộ phận hay không?

Cụ thể:

Bài toán quản lý Vỏ chai két

Trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, các sản phẩm (đặc biệt là sản phẩm dùng bao bì là chai thủy tinh) có cấu thành giá trị sản phẩm gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên vỏ chai két sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể. Vì vậy, để giảm giá thành sản xuất cũng như cung cấp sản phẩm với giá bán hợp lý, các đơn vị trong ngành sẽ cố gắng thu hồi vỏ chai két và tái sử dụng trong một thời gian nhất định.

Bài toán quản lý đặt ra:

Đối với phòng Quản lý Kho/ vật tư

  • Quản lý số lượng, chủng loại, nhà phân phối/ kho/… nào đang giữ những vỏ, chai két đó.
  • Vỏ chai két nằm tại kho, cần phải biết bao nhiêu vỏ chai rỗng, bao nhiêu đã chứa thành phẩm, đang nằm tại kho nào trong hệ thống kho bãi của công ty?
  • Tình trạng Vỏ chai két đó (mẻ, vỡ, không đạt tiêu chuẩn,…)? Tuổi đời của các Vỏ chai két là bao nhiêu? Đã đến thời điểm đầu tư mới chưa? Số lượng mua mới là bao nhiêu?...

Đối với phòng Kế toán

  • Phân bổ giá trị Vỏ chai két vào giá thành sản xuất và luân chuyển giá trị vào những đợt tiếp theo
  • Công nợ được xác định theo từng đơn hàng, thời gian nợ của mỗi khoản ra sao, nhà phân phối đang nợ công ty những loại vỏ chai nào với số lượng bao nhiêu? Bao nhiêu là nợ cố định? Bao nhiêu nợ cược?
  • Số lượng vỏ chai vỡ trong kỳ để tính toán cấn trừ chiết khấu vỏ chai theo chính sách hỗ trợ khách hàng công ty đã đưa ra?

Tất cả những công đoạn quản lý đều được theo dõi qua Excel rất vất vả, độ chính xác chưa cao và đặc biệt không thể trích xuất dữ liệu thực tế tính đến thời điểm hiện tại.

Đối với phòng Kinh doanh

  • Nhà phân phối đang nợ công ty những loại vỏ chai nào với số lượng bao nhiêu?
  • Bao nhiêu vỏ chai đang gửi ở nhà phân phối? Bao nhiêu đang trên đường?
  • Số vỏ chai hỏng/ vỡ trong quá trình thu hồi?....

Số liệu bán hàng giữa mỗi lần giao nhận hàng và công nợ bằng tiền cùng việc theo dõi lượng tồn kho Vỏ chai két được thu hồi, …. được ghi nhận rất vất vả lại không chính xác.

Chính vì vậy, một số đơn vị tìm đến sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị tổng thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động quản lý Vỏ chai két, đồng thời xây dựng phương án quản lý tổng thể cho doanh nghiệp, tạo luồng thông tin chính xác, tránh lãng phí và hỗ trợ quá trình ra quyết định hiệu quả hơn. Vậy phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp có gì?

Chức năng hỗ trợ quản trị tổng thể doanh nghiệp ngành Bia - Rượu - Nước giải khát

Tài chính – Kế toán (FICO)

Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thông tin Tài chính – Kế toán, hỗ trợ xây dựng báo cáo tài chính đồng thời đơn giản hóa, cải thiện quy trình quản lý tài chính, quản lý ngân quỹ,…

  • Phân hệ Kế toán Tài chính cung cấp đầy đủ giải pháp cho đặc thù của kế toán
  • Từ các phần hành nghiệp vụ chi tiết sẽ lên báo cáo các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
  • Quản lý chi phí chung theo trung tâm chi phí, theo các đối tượng, sự kiện.
  • Khoản mục phí, yếu tố chi phí.
  • Dữ liệu thống kê.
  • Trung tâm lợi nhuận.
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí theo trung tâm lợi nhuận
  • Phân tích doanh thu đa chiều.
  • Ngân sách và kiểm soát ngân sách.
  • Lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch.

Nhân sự (HR)

Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thông tin nhân sự, lập kế hoạch tuyển dụng/ đào tạo, quản lý chi phí, tính lương, … chuẩn hóa quy trình nhân sự đã được ứng dụng cho các doanh nghiệp F&B trên thế giới.

Sản xuất (PP)

Hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ thông tin quá trình sản xuất, từ đó đánh giá năng lực (dựa trên dữ liệu quá khứ) hỗ trợ quá trình lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm vật tư và quản lý chi phí sản xuất.

  • Lập và quản lý kế hoạch nhu cầu sản xuất.
  • Quản lý bộ định mức nguyên vật liệu cho sản xuất.
  • Quản lý bộ công đoạn chuẩn cho sản xuất.
  • Hoạch định nhu cầu vật tư dựa vào nhu cầu sản xuất, số lượng tồn kho.
  • Quản lý thực thi sản xuất, thống kê tiêu hao.
  • Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
  • Tích hợp đơn hàng với hệ thống quản lý khách hàng.

Quản lý Kho và Mua hàng (MM)

Hỗ trợ quá trình Mua sắm và quản lý Kho vận trong việc theo dõi tình trạng vật tư, lượng tồn kho an toàn (safety stocks) đồng thời cảnh báo khi lượng tồn kho an toàn thấp hơn mức tối thiểu,… Ngoài ra, chức năng này còn giúp theo dõi tình trạng hàng hóa, bán thành phẩm,…

  • Danh mục nhà cung cấp
  • Danh mục Vật tư, Thành phẩm theo nhiều chiều thông tin
  • Quy trình mua hàng: Yêu cầu mua, Lựa chọn nhà cung cấp, Nhận hàng, Nhận hóa đơn
  • Xác nhận hóa đơn nhà cung cấp với thông tin hàng nhận, hợp đồng mua
  • Quản lý các loại chi phí mua hàng: vận chuyển, bảo hiểm, thuế, hải quan…
  • Quản lý nhập xuất kho
  • Kiểm kê kho

Bán hàng (SD)

Hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng/ nhà phân phối, quản lý đơn đặt hàng, hợp đồng, phiếu xuất hàng, phiếu thu, phiếu chi,… và theo dõi doanh thu, doanh số đối với từng nhân viên kinh doanh.

  • Danh mục khách hàng.
  • Quản lý hạn mức tín dụng khách hàng.
  • Bảng giá, các chính sách giá.
  • Kiểm tra hàng sẵn có trong kho để bán.
  • Quy trình bán hàng: Hoạt động Marketing, Báo giá khách hàng, Hợp đồng bán, Giao hàng, Xuất hóa đơn.
  • Tích hợp chặt chẽ với phân hệ MM quản lý vật tư tồn kho, với phân hệ AR quản lý công nợ phải thu của khách hàng.

Quản lý chất lượng (QM)

Kiểm tra Chất lượng: Quy trình này nhằm xác định sản phẩm vật tư của công ty đạt các yêu cầu chất lượng hay không. 

Xử lý Thông báo Chất lượng: Khi xảy ra lỗi vật tư hay sự cố chất lượng được phát hiện, Thông báo Chất lượng sẽ được tạo trên hệ thống và thông báo lặp lại cho đến khi sự cố được xử lý.

Để được tư vấn và tham khảo giải pháp quản trị tổng thể thiết kế riêng cho Quý doanh nghiệp, hãy để lại thông tin bên dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!!!

Xem thêm Thu gọn
Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạnYêu cầu tư vấn