Xây dựng và Bất động sản
Giải pháp Quản trị doanh nghiệp ngành Xây dựng và Bất động sản
Bất động sản là lĩnh vực mang cả 2 tính chất đặc thù và đa ngành tương đối phức tạp, yêu cầu trình độ cao trong công tác quản trị nói chung và quản lý dự án nói riêng. Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp, cụ thể là ERP (Enterprise Resource Planning) vào công tác quản lý được coi là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Bất động sản Việt Nam và nước ngoài.
Bất động sản là lĩnh vực mang cả 2 tính chất đặc thù và đa ngành tương đối phức tạp, yêu cầu trình độ cao trong công tác quản trị nói chung và quản lý dự án nói riêng. Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp, cụ thể là ERP (Enterprise Resource Planning - Hệ thống tích hợp hỗ trợ hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp) vào công tác quản lý được coi là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Bất động sản Việt Nam và nước ngoài. Mục đích của việc ứng dụng này là kiểm soát tốt hơn tiến độ, dòng tiền và nguồn lực của toàn bộ các danh mục đầu tư hiện có cũng như của các dự án riêng biệt.
(Nguồn: Internet)
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản có thể đóng nhiều vai trò khác nhau từ chủ đầu tư, tổng thầu, tư vấn, giám sát, thiết kế, … Tuy nhiên, khi nói đến công tác quản lý, các doanh nghiệp Bất động sản có thể được chia thành 02 loại chính: Chủ đầu tư hay Nhà thầu.
1. Đối với doanh nghiệp là Chủ đầu tư
Vấn đề chính đối với các doanh nghiệp Bất động sản đóng vai trò Chủ đầu tư là quản lý các đối tượng “vô hình” như danh mục đầu tư, ngân sách đầu tư hay quyết định đối tác nhà thầu phụ hoặc sản phẩm làm ra sẽ để bán hay cho thuê, trong khi không nắm được chi tiết công tác quản lý thi công, vật tư hay thiết bị. Như vậy, doanh nghiệp sẽ cần có một hệ thống dữ liệu bao gồm những chỉ số quan trọng, hay còn gọi là KPIs (Key performance indicators - Chỉ số đo lường hiệu suất) giúp đánh giá mức độ hiệu quả của từng dự án để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư nhanh chóng và chính xác.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải “nhạy cảm” với những biến động của thị trường, ví dụ như nắm bắt được nhu cầu của khách hàng ở từng phân khúc khác nhau đang thay đổi như nào để từ đó cải tiến sản phẩm, “dẫn đầu” xu hướng và thu được lợi nhuận biên lớn nhất có thể. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống dữ liệu “khổng lồ” được cập nhật liên tục và sắp xếp khoa học, một yêu cầu khó với quy cách quản lý dữ liệu đã lỗi thời hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng.
Dữ liệu là chìa khóa dẫn tới những quyết định thông minh
Cụ thể hơn, nếu áp dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý dự án, doanh nghiệp sẽ có một “trợ thủ” rất đắc lực trong mọi khâu từ khâu bắt đầu chuẩn bị dự án cho tới khâu cuối cùng là khai thác sau thi công. Với khâu đầu tiên là chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ không còn phải dự đoán một cách cảm tính mà sẽ được hỗ trợ tạo lập, quản lý và đặc biệt là mô phỏng các mô hình dựa vào công nghệ AI và Machine learning. Sau khi quyết định được phương án đầu tư phù hợp, doanh nghiệp tiến tới công tác tư vấn, thiết kế hoặc rắc rối hơn cả là công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng đối với những dự án được xây dựng ở khu dân cư. Tuy nhiên, nếu áp dụng ERP, hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ, cũng như toàn bộ tình hình phức tạp của quy trình bồi thường và giải phóng mặt bằng (kiểm soát từng khâu nhỏ như kiểm kê số lượng hộ dân cần thực hiện bồi thường giải tỏa và tiến trình áp giá, xác minh nguồn đất, bàn giao, …). Sau đó, khi doanh nghiệp tiến hành thi công thì hệ thống ERP sẽ hỗ trợ quản lý khối lượng, tiến độ, ngân sách, hợp đồng nhà thầu và các hồ sơ tài liệu dự án; ERP đặc biệt hữu ích trong công tác quản lý yêu cầu thanh toán phát sinh từ các nhà thầu. Đến giai đoạn khai thác sau khi thi công, tất cả nhân viên bộ phận Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng sẽ cần có một hệ thống chung để kiểm soát quy trình từ khâu chào hàng, báo giá, thương thảo và thanh toán cũng như số lượng kèm theo các thông số của từng sản phẩm.Với ERP Doanh nghiệp có thể lưu trữ toàn bộ những thông tin về bất động sản bán và bất động sản cho thuê, từ đó tiến hành quản lý các hợp đồng bán và cho thuê bất động sản đồng bộ trên cùng một nền tảng quản trị. Ngoài ra ERP cũng sẽ hỗ trợ chủ đầu tư quản lý quá trình vận hành của các tài sản bất động sản như chuỗi Trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp cho thuê… để có thể dễ dàng quản lý được tình hình vận hành của các đối tượng, ERP còn cung cấp các giải pháp liên quan tới việc bảo trì, bảo dưỡng các sản phẩm bất động sản để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
(Nguồn: Internet)
2. Đối với các doanh nghiệp là Nhà thầu
Ngược lại với Chủ đầu tư, doanh nghiệp là Nhà thầu sẽ cần quản lý chi tiết quy trình đấu thầu, dự toán, vật tư, trang thiết bị, khối lượng thi công, nhân lực, kỹ thuật - công nghệ, … Như vậy, doanh nghiệp thuộc nhóm thứ 2 này sẽ càng cần có một hệ thống chung quản lý tất cả dữ liệu trên, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định hợp lý vào những thời điểm cần thiết.
Vậy cụ thể, hệ thống ERP sẽ hỗ trợ Nhà thầu như thế nào? Đầu mỗi năm tài chính, ERP sẽ giúp doanh nghiệp lên chiến lược kinh doanh cho cả năm bằng cách cụ thể hóa các chỉ tiêu cần đạt được dựa trên các tính toán về doanh thu năm trước và dự kiến phát sinh năm nay; nhờ vào kế hoạch kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ lên được các kế hoạch chi phí dành cho nhân công, vật tư, thiết bị, … và dự báo được dòng tiền vào ra trong từng thời điểm để doanh nghiệp có thể chủ động kế hoạch tài chính một cách cụ thể.
Trong giai đoạn tìm kiếm dự án - tiếp nhận hồ sơ mời thầu từ các Chủ đầu tư, hệ thống sẽ hỗ trợ Nhà thầu lập và quản lý các bảng dự toán khối lượng - chi phí, BOQ (Bill of quantities) một cách nhanh chóng. Tất cả những báo giá từ các Chủ đầu tư khác nhau cũng sẽ được lưu giữ trên hệ thống để hỗ trợ việc phân tích tình hình kinh doanh sau này, ví dụ như tỷ lệ trúng thầu so với số hồ sơ nộp thầu theo từng vùng miền, từng loại hình dự án hay từng đơn vị kinh doanh.
Sau khi trúng thầu, toàn bộ các thông tin trong hồ sơ thầu sẽ được kế thừa có điều chỉnh và chuyển vào hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Hệ thống hỗ trợ việc lưu trữ tất cả các loại hợp đồng sau, từ trọn gói (lump sum), cố định giá (unit price), tới biến đổi giá (cost plus).
(Nguồn: Internet)
Việc áp dụng Công nghệ thông tin hay cụ thể là Hệ thống quản lý nguồn lực của doanh nghiệp ERP là giải pháp triệt để cho bài toán quản lý vốn phức tạp đối với các doanh nghiệp Bất động sản, dù đứng ở vai trò Chủ đầu tư hay Nhà thầu. Để có thể triển khai ERP một cách hiệu quả, bên cạnh gói giải pháp chuyên ngành đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn và không ngừng nâng cao sau mỗi lần triển khai, cần phải có sự quyết tâm cao độ của ban Lãnh đạo doanh nghiệp và một đơn vị tư vấn triển khai giàu kinh nghiệm và tâm huyết.
Để được tư vấn và tham khảo giải pháp quản trị tổng thể thiết kế riêng cho Quý doanh nghiệp, hãy để lại thông tin bên dưới đây để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!!!